Có rất nhiều người thắc mắc rứa là gì? Chi rứa là gì? Mô tê răng ri là gì? Nó bắt nguồn từ đâu? Trong bài viết này, yukenfucoidan.vn sẽ cùng với bạn giải đáp những thắc mắc này.
Rứa là gì?
Với những người có gốc ở Miền Trung hoặc Bắc Trung Bộ chắc hẳn không còn quá xa lạ với từ rứa. Nhưng với những người ở các tỉnh thành khác thì chắc hẳn còn khá bỡ ngỡ khi gặp từ này.
Rứa là một từ ngữ địa phương được sử dụng nhiều ở các miền Trung – Bắc Trung Bộ như là Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh… Từ rứa ở đây có nghĩa là “thế”.
Chi rứa là gì ?
Cũng như “rứa” , là một từ ngữ địa phương được sử dụng nhiều ở các miền Trung – Bắc Trung Bộ như là Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh… Từ chi rứa ở đây có nghĩa là “gì thế” , “gì vậy”.
Chi mô răng rứa là gì?
Qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ chi mô răng rứa là gì rồi đúng không. Vậy còn cụm từ mô chi răng rứa thì sao, bạn có hiểu nó có nghĩa là gì không?
– Chữ chi: Chữ chi ở đây tương đương với chữ gì. Làm chi có nghĩa là đang làm gì. Ví dụ người ta nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì bạn có thể hiểu người ta đang muốn hỏi “Mày đang làm gì thế?” hoặc là “Bạn đang làm gì vậy?”.
– Chữ mô: Chữ mô được hiểu là đâu, nó thường được sử dụng nhiều trong các câu hỏi. Nhưng trong một vài ngữ cảnh thì từ mô lại được hiểu theo nghĩa khác. Ví dụ câu, “Hôm nay mi tổ chức sinh nhật ở mô rứa?”, thì có nghĩa là người ta đang hỏi “Hôm nay mày tổ chức sinh nhật ở chỗ nào thế?” hoặc là “Hôm nay bạn tổ chức sinh nhật ở đâu thế?”. Chữ mô được dùng trong câu trên là để chỉ địa điểm. Nếu đặt trong ngữ cảnh khác thì từ mô có thể đóng vai trò là thán từ. Ví dụ, khi bạn hỏi: “sao mày gặp tao mà lại lơ đi thế?”, nếu như người Huế trả lời lại là “mô mà!” thì bạn phải hiểu câu đó có nghĩa là “đâu có!”, tức là phủ định vấn đề đó.
– Chữ răng: Chữ răng ở đây có nghĩa là “sao”, nó thường được dùng trong câu hỏi và có một vài trường hợp thì biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi nói lạ rứa?” thì có nghĩa là người ta đang nói “sao mà mày nói lạ thế” hoặc là “sao bạn nói kì vậy”. “Ui chao, răng rứa?” thì có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?”. Còn nếu như từ “răng” nằm đơn độc một mình thì nó đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người đang hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì nó có nghĩa là “gì thế?”, “sao thế”, “sao mà lại vội vàng thế?”. Khi bạn muốn an ủi một ai đó thì có thể dùng “không răng mô!”, có nghĩa là “không sao đâu!”, “không có vấn đề gì đâu!”. Hai chữ “răng” ở câu đầu có hai nghĩa khác nhau. Câu đó nghĩa là “không có răng nhưng cũng chẳng sao cả”, ý nói đã già, răng rụng hết.
– Chữ rứa: Chữ rứa được hiểu là chữ “thế”, nó thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi. Bên cạnh đó nó sẽ có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác. Ví dụ, “răng rứa?” có nghĩa là “sao thế?”. “Mi đi mô rứa?” có nghĩa là “mày đi đâu thế?” hoặc “bạn đi đâu vậy?”. Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo mãi mà không nghe thì người Huế thường nói: “nói mãi mà cứ rứa!”. Trong nhiều trường hợp từ rứa được đặt ở đầu câu. Ví dụ “Rứa hôm nay bác đi mô?” thì nó có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?”. Nếu đóng vai trò thán từ thì từ rứa cũng có nghĩa là “thế”. Ví dụ, bạn hiểu ra một vấn đề nào đó, thì bạn có thể nói “rứa à!” hoặc “té ra là rứa!”. Người khác sẽ hiểu bạn đang muốn nói “thế à!” hoặc “hóa ra là thế!”…
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] H2S Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu?
Một số từ khác về chi rứa là gì
Bên cạnh chi mô răng rứa thì người miền Trung, Bắc Trung Bộ còn sử dụng rất nhiều từ ngữ địa phương khác, ví dụ như tê, ni, nớ, ri…
– Chữ tê: Chữ tê có nghĩa là “kia”. Ví dụ, người ta hỏi bạn “đầu tê răng rứa?” thì câu đó có nghĩa là “đầu kia sao vậy?” hoặc là “đầu kia có chuyện gì thế?”.
– Chữ ni: Chữ ni có nghĩa là “này”. Ví dụ một người nói “bên ni” thì có nghĩa người ta muốn bảo bạn “bên này”. Ngược với “bên ni” đó là “bên nớ” hoặc là “bên tê”.
– Chữ nớ: Chữ nớ có ý nghĩa tương phản với ni. Bạn có thể dùng từ nớ và ni để chỉ địa điểm (bên nớ, bên ni) hoặc có thể dùng nó để chỉ đối tượng là người. Ví dụ “Nếu nớ ngỏ lời thì ni cũng đồng ý”, câu này có nghĩa là “Nếu anh đã ngỏ lời thì em đây đồng ý”.
– Chữ ri: Trong tiếng Huế ri có nghĩa là “đây”, “đấy”, ngoài ra nó còn được dùng với nghĩa tương phản của từ “RỨA”. Ví dụ, một số người miền Trung nói với nhau là “mi đi mô rứa” hoặc “rứa thì mi đi mô ri”. Trong trường hợp này là hai người đi và gặp nhau ở trên đường. Người này hỏi người kia là “bạn đi đâu thế?”, người kia hỏi lại “thế thì mày đi đâu?”
– Cụm từ “chi mô nà”: Cụm từ này có nghĩa là “có gì đâu”, mang ý phủ định. Ví dụ, bạn bị mẹ mắng thì thanh minh bằng cách là nói “con có làm chi mô nà”.
Ngoài ra, một số từ xưng hô đặc biệt cũng được sử dụng đó là: Bố thì gọi là ba, còn mẹ thì gọi là mạ. Ông bà thì gọi là ôn mệ (mệ nội, ôn nội, ôn ngoại, mệ ngoại…). Bố mẹ của ông bà gọi là cố. Em hoặc chị của bà nội hoặc bà ngoại thì đều gọi là mụ. Ra đường gặp người già nếu như không thân thích thì thường chào là “thưa mụ”. Chị gái hoặc em gái của bố thì đều gọi là O, tương đương với cô.
Câu chuyện thường ngày của người Huế
Lần đầu trong ấy ra chơi Nghe giọng Huế nói ngẫn ngơ cả tuần
‘Đi đâu vậy’ thì nói “đi mô rứa”
“O nớ” ám chỉ ‘cái cô’ chung đường
“Ốt dột” khi tui nói thương,có nghĩa ‘mắc cỡ’ má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với ‘không’
Chẳng muốn lấy chồng: “khôn muốn lấy dôn”
“En ni” (anh này)
“doản hậu” (ác) vô cùng Tui đã … im lặng
“đèo queo” theo hoài
Nhà tui “chó chẳng răng mô” (chó rất hiền)
Có chi thì “noái” (nói)
ngày “mơi mạ về” (mai mẹ về).
Trên cao thì nói “trên côi”
“Đi rượng” là đi chơi với con trai
Là khi hai đứa sóng đôi “như chừ” (bây giờ).
“Phủ phê” là lúc thặng dư
Như là tình cảm “đã nư” (no đầy)
“Như ri” có nghĩa ‘như vầy’
Mô – Tê – Răng – Rứa, muốn điên cái đầu
“Ở nể” đồng nghĩa ‘ở không’
gái mà đến tuổi chưa chồng: “ế dôn”
‘Ngu ngu’ thì nói “khôn khun”
‘Dại dại’ thì nói “đù đù” mặt ra.
Trai trẻ thì nói chưa “tra”(già)
Khi có cháu rồi thì gọi là “ôn”
Có cô em gái lấy “dôn” (chồng)
lấy được ông chồng thăng chức “mụ O” (cô)
Anh, em trai lấy vợ, cũng thành “mụ O”.
Mụ O hiền hậu khỏi lo mụ O lắm chuyện là mụ O “dọn mồm” (đanh đá).
Mụ O lớn tuổi không chồng nâng lên một cấp “mụ O cô bà”
“Răng chừ” đồng nghĩa “khi mô”
“Khi mô” có nghĩa ‘lúc nào’ đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” (cái đầu) dật dờ
Buồn tình đi “dậu” (nhậu), “mần” (làm) thơ một minh
Mẹ già “chộ” (thấy) được, tức mình mắng con: “Cao tằng cố tổ cha mi” (chưởi 6 đời)
“dậu chi dậu đoản quá tay” (nhậu quá nhiều) “Chưng” (chân) Nam, “cẳng” (giò) Bắc, mi về “đàng mô” (đường nào).
“Cồn mồ” (nghĩa địa) xa lắm con ơi “Nhà thương cứng ngắt” (bệnh viện quá tải) Con nằm “chổ mô” (ở đâu).
“Mần thinh” (im lặng) không nói một câuĐể nghe len lén “giọng hò mụ tra” (bà mẹ chửi)
“Mua lửa” (mua thiếu nợ) thì thật là lo Mua mà không trả, ai cho “lửa” (thiếu) hoài
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài“Lửa tiền” thì thiếu, “lửa tình phủ phê”
“Rạng mơi” là lúc bình minhcủa ngày kế tiếp, đem phơi nong tình
“Bữa tê” (hôm nọ) em hẹn lại chơi Quên bẵng cái việc em mời “bữa kia” (hôm trước)
“Bữa tề” (hôm kia) mang lịch ra chia “Bữa tể” (trước đây) là trước bữa kia hai ngày
“Bữa ni” là bữa hôm nayLà lúc đang nói “hàng haiđây nì” (hai đứa đây nè) ‘Không thấy’ thì nói “ chộ chi mô nờ”
“Bưa quátrời” đồng nghĩa với ‘chán quá rồi’“Mần chi” có nghĩa ‘làm gì’
Em muốn làm gì?, “răng hoải mần chi?”‘Thế này’ thì nói “ri nì” hoặc “như ri”
“Rứa tề” là ‘thế đó’, “mần chi bây hè” (chúng ta làm gì) ‘Crem cây’ thì nói “que kem”
Còn ở “trước hè” (cái sân) lại nói “cái cươi” (cái sân)
“ôn ni” (ông này) bản mặt hơi “tra” (già) còn đi tán bậy là người “vô duyên”
Nói láo tui “trọi” (gõ) u đầu Tui gõ u “trốt” (đầu) nghĩa thời như nhau.
Người Huế gọi “Mạ” là ‘mẹ’ gọi ‘bà” là “Mệ”, gọi “Ôn” là ‘chồng bà’.
“Mụ tra vô hậu” là gì hiểu không? ý là muốn nói:‘Bà già khó tính’
Con gái chưa “noái” (nói) đã cười
Bị người ta trách “cái đồ vô duyên”‘Tối qua’ thì nói “khi hôm”,“rạng mai” có nghĩa bình minh “chạng vạng” (hoàng hôn) trải chiếu ra nằm
Sớm “mơi” (mai) cầm “chủi xuốt cươi” (chổi quét sân)
Hy vọng qua những lời giải thích và ví dụ cụ thể về chi rứa là gì ở trên bài viết, các bạn có thể tự tin giao tiếp khi đến các xứ miền Trung, miền Trung Bắc rồi nhé!!
Yêu thích viết blog và khám phá những điều mới lạ, chia sẻ mọi thứ mình biết được cùng mọi người!